Côn Đảo
là một quần đảo xa xôi trên biển đông, nơi đã từng là “địa ngục trần gian” giam
cầm những người việt nam yêu nước chống lại chế độ thực dân pháp và chính
quyền sài gòn trong suốt 113 năm ( 1862 – 1975 ). Ngày nay, côn đảo đã chuyển
mình, là thiên đường du lịch xanh với những bờ cát trắng, nước biển trong xanh,
rừng nguyên sinh và núi non hùng vĩ. Nhũng đảo nhỏ bao quanh cũng là điểm hẹn
lí tưởng cho các bạn trẻ yêu thích dã ngoại, bơi lặn …… hay đi tìm một không gian lãng mạn riêng
tư.
Cách vũng tàu 97 hải lý, côn đảo
là một quần đảo bao gồm 16 đảo nằm ở 1060 36’ kinh đông và 8046’
vĩ bắc, đảo lớn nhất là côn sơn có diện tích 51,5 km2 , với chiều dài
khoảng 15 km và chiều rộng từ 1 – 3 km. Đảo có địa hình đồi núi, hầu hết được
phủ rừng, ngọn núi cao nhất là đỉnh thánh giá cao 577m.
Côn đảo có khí hậu nhiệt đới với
hai mùa rõ rệt trong năm : mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 (gió mùa đông bắc)
và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (gió mùa tây nam). Lượng mưa trung bình là
2100 mm/ năm (cao nhất trong tháng 10),
nhiệt độ tung bình là 270C. nếu đến côn đảo bằng máy bay, chúng ta
có thể đi bất cứ lúc nào trong năm, nếu ra đảo bằng tàu thủy, thì thời gian tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 7
– đây là mùa biển êm.
Lịch sử
:
· 1284 :
nhà thám hiểm marco polo ghé côn đảo để tránh bão
· Đầu thế kỷ 16, những thủy thủ bồ đào nha lần
đầu đặt chân lên côn đảo
· 1783 :
nguyễn ánh bị truy đuổi ra tận côn đảo.
· 28/11/1787
: linh mục bá đa lộc thay mặt chúa nguyễn kí hiệ p ước versailles, công nhận
một số quyền lợi của pháp tại côn đảo
· 28/11/1861
: thực dân pháp đánh chiếm côn đảo.
· 20/3 đến
19/4/1895 : nhà soạn nhạc lừng danh người pháp là camille saint saens hoàn
thành 3 chương cuối của cở nhạc kịch brunenhilda tại côn đảo.
· 1862 đến
1975 : con đảo là nơi giam cầm những người yêu nước chống lại chế độ thực dân
pháp và chính quyền sài gòn
· 1976 đến
nay : côn đảo là điểm hẹn của những cựu tù và những người yêu thích thiên nhiên
CẦU MA THIÊN LÃNH
Khoảng năm 1930,
thực dân pháp mở con đường từ ngã ba núi Chúa qua đèo ông Đụng để đến sở ông
Câu.
Sở Ông Câu nằm
phía sau núi Chúa từ những năm 1930 thực dân Pháp bắt tù nhân leo lên những
triền núi cao, đốn cây lớn rồi thả xuống mé biển theo những đường mòn. Nhiều
người đã bị cây đè chết hoặc nát chân nát tay vì không tránh kịp những cây gỗ
lớn từ trên núi lao xuống.
Khi mở con
đường nay bọn chúa ngục bắt tù nhân vác đá xây trên đèo ông Đụng một cây cầu.
Do địa thế núi cheo leo hiểm trở, tù nhân ăn uống thiếu thốn đói khát phải
khiêng đá xây mố cầu bị chết hại trước sau tới 356 người mà vẫn chưa làm xong
nỗi. Cách mạng tháng tám thành công công trình bị bỏ dỡ dang (2 mố cầu).
Cái tên Ma
Thiên Lãnh để gọi hai mố cầu đắp dang dở bằng máu sương của 356 con người, có
lẻ do địa thế núi hiểm ác nước suối lại rất độc, quá trình tù nhân làm khổ sai
còn bị đá đè cây đổ..v..v.. từ đó tù nhân mới lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở
Triều Tiên địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu:” Tiết Nhơn Quí
Chinh Đông” xưa đặt tên cho cầu này.
Thời ấy để tố
cáo chế độ thực dân pháp đày ãi tù nhân làm khổ sai cực kỳ dã mang tù nhân còn
sáng tác bài hát: Cầu Ma Thiên Lãnh.
“Ai bước qua, ai bước qua Cầu Ma
Thiên Lãnh
Hãy dừng chân ngắm cảnh quốc hờn
Do quân thù tàn bạo gây nên
Ai đã trong mà lòng không hờn
Ai nghe đến mà lòng không căm giặc pháp
Quân pháp kia, quân pháp kia là loài tham tàn.
Gây oán thù vạn thuở khôn nguôi
Mau đứng lên mau đứng lên người dân yêu nước.
Giết thù chung dắt dìu giống nòi
Ra khỏi cảnh bùn lây điêu linh
Bao máu
sương bao máu sương trong lao tù còn gây oán hờn, gây mối thù vạn thuở khôn
nguôi.”
DI TÍCH BIỆT LẬP CHUỒNG BÒ
Chuồng bò là
một sở tù nuôi bò thịt, bò sữa, dê, ngựa, heo, gà vịt, bồ câu, có lúc kiêm việc
làm rẩy với tên gọi kép mà trước đây thường gọi là sở rẩy – chuồng bò, sở củi –
chuồng bò. Nhưng người ta gọi tắt là Chuồng Bò.
Chuồng Bò có một trại
giam phụ, xây khá chắc chắn vào năm 1930, trên khu đất rộng 4110 m2
làm nơi tạm giam số tù nhân làm ở sở này. Cạnh đó còn có 24 hộc để nuôi chứa
heo nên có người còn gọi là Chuồng Heo, đối diện có hai chuồng nuôi bò cùng với
một hầm chứa phân và nước thải từ chuồng nuôi bò cũng được xây khá kiên cố.
Sang thời mỹ
ngụy khoảng cuối năm 1969 địch đã đưa tù chính trị chống chào cờ bị còng xiềng
cầm cố lâu ngày, bị teo cơ bại liệt cả hai chân về giam ở đây.
Sau khi chuồng
cọp bị phát hiện chuồng bò được gấp rút sửa chửa dẹp bỏ 24 hộc chứa heo và xây
dựng lại gồm 3 khu A< B< C, tổng cộng có 33 phòng biệt giam.
Chuồng bò lúc
bấy giờ là một chi nhánh trực thuộc trại IV biệt lập dưới quyền của tên giám
thị ác ông Lê Văn Khương phụ trách.
Phát huy triền
thống đấu tranh kiên cường, lưc lượng tù bại liệt tiếp tục đấu tranh, chống
chào cờ, chống nội qui khắc nghiệt của nhà tù. Họ đã bị đánh đập bỏ đói bỏ khát
và không được ăn rau trong nhiều tháng.
Từ năm 1973
chuồn bò là văn phòng của tiểu ban điều tra khai thác thuộc ban chuyên môn
những người tù bị lộ mặt trong hoạt động đấu tranh bị đưa về đây để khai thác.
Ban chuyên mộn áp dụng nhiều hình thức điều tra tàn bạo như : đánh đập bằng củi
giòn, nẹp hai thanh tre vào ống chân. ..v..v… nhiều tù nhân đã bị bại liệt tàn
phế bởi đoàn tra tấn và chế đọ đày ải dã mang ờ chuồng bò. Đây cũng là trại
giam được mở cửa giải phóng sau cùng trong ngày 1/5/1975 (08h30 sáng)
HẦM PHÂN BÒ : theo lời kể của một số cựu tù chính trị côn đảo thời mỹ
ngụy : “ngày giải phóng nhà tù côn đảo 1/5/1975 đã phát hiện còn hai người tù
bị phạt ngâm mình trong hầm phân” sự kiện này đã được ban quản lý di tích lịch
sử cách mạng côn đảo và các nhà nghiên cứu lịch sử nhà tù côn đảo tiến hành sưu
tầm tư liệu và nhân chứng cũng như bằng chứng cụ thể.
DI TÍCH :
TRẠI VII” CHUỒNG CỌP KIỂU MỸ”
Tổng diện tích :25.788m2 tên gọi đầu tiên là trại VII, sau
đó gọi là trại phú bình . bao gồm 04 khu AB,CD,EF, GH.mỗi khu có hai dãy ,mỗi
dãy có 48 phòng bịêt lập ,trên có song sắt tương tự như chuồng cọp pháp nhưng
không có hành lang bên trên .thay vào đó là mái tôn rất thấp ,trời hắt xuống
như thêu như đốt .dưới thì không có xây bệ ,tù nhân nằm dưới nền nhà hứng chịu
khí ẩm uớt ,khí đất xông lên khi chuyển về khuya .tù nhân phải tiểu tiện vào
thùng gỗ ,mỗi khi tù nhân đấu tranh chúng phạt không cho đổ thùng vệ sinh ,03
hôm-5 hôm ,một tuần lễ hoặc lâu hơn nữa …phân và nước tiểu bê bết trên mình của
8-10 người tù trong một vùng biệt giam chưa đuợc 5m2 .khi ấy nhà
giam đã biến thành nhà cầu .sống trong cảnh ấy ngày này qua ngày khác thì chẳng
khác nào sống trong địa ngục .chưa kể buổi trưa nắng nóng trêu đốt cùng với mùi
ô uế xông lên ,bọn phục vụ mở cánh cửa sắt ra kiểm tra rồi đóng dập lại thật
mạnh ,tiếng kêu dội lên đinh tai nhức óc khi chúng lần ,ượt kiểm tra 48 phòng
giam trong một dãy ,và liên tiếp 8 dãy với 384 lần dội vào đầu ,vào lồng ngực
của tù nhân.
Đúng là một
trại gaim điển hình kiểu mỹ, do chuyên gia mỹ thiết kế thầu mỹ xây dựng (hãng
thầu RMK) bằng đola mỹ viện trợ. Đây là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai
đoạn cuối cùng của nhà ngục này mỹ ngụy dùng cả yếu tố bất lợi của thiêng nhiên
vào việt đày ải con người. Chưa cần đến đòn roi chuồng cọp mỹ đã hành hạ người
tù rất tinh vi, chết dần chết mòn bởi lối kiến trúc mỹ nên còn được gọi là
“chuồng cọp kiểu mỹ” cùng với trại VI khu B, trại VII là nơi tập trung số tù
chính trị chống đối, trở thành trung tâm phong trào đấu tranh của tù chính trị
côn đảo trong giai đoạn này.
Đây là nơi khở
đầu và trung tâm chỉ đạo cuộc nổi dậy giải phóng côn đảo, khi nghe tin tổng
thống dương văn minh đầu hàng ngụy quân ngụy quyền côn đảo hoang mang tháo
chạy, những người tù ở trại VII đã quyết định hành động chóp thời cơ giải phóng
vào lúc1h00 sáng ngày 1/5/1975 tù nhân ở trại phú bình đã hoàn toàn giải phóng,
đảo ủy lâm thời được thành lập tại đây ngay sau đó và lần lượt giải phóng các
trại. Đến 8h30 ngày 1/5/1975 tù nhân tù chính trị đã hoàn toàn giải phóng côn
đảo chấm dứt cảnh địa ngục trần gian sau 113 năm từ năm (1862 – 1975)
DI TÍCH BANH MỘT TRẠI PHÚ HẢI:
Trung tâm cải
huấn phú hải – trại phú hải, đây là một trại giám lớn và cổ nhất của hệ thống
nhà tù côn đảo do thực dân pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19.
Tên
gọi đầu tiên là banh I, sang thời mỹ ngụy gọi là lao I, sau đó đổi tên là trại
cộng hòa, trại hai, và tên gọi cuối cùng là trại phú hải tên gọi này được sử
dụng từ tháng 11/1974.
Sau hiệp định
paris ký kết trong âm mưu ém dấu tù chính trị không trao trả, địch cho đổi ten
gọi tất cả các trại giam ở côn đảo, mỗi trại đều được ghép với chử phú và hệ
thống nhà tù côn đảo trực thuộc TTCH Phú Hải.
Ngày
28/11/1861, thực dân pháp chiếm quần đảo côn đảo, sau đó hai tháng thống đốc
bonard ở nam kỳ ban hành nghị định thành lập khu giam cầm tại côn đảo, lập tức
ở vị trì này họ cho xây lên một dãi nhà ngục nhưng tạm thời bằng vách đất, mái
tranh và 50 tù nhân có án từ một đến mười năm bị đưa ra côn đảo giam vào đây vào
đầu tháng 3/1862. sau đó ba tháng vào đêm 28/6/1862 50 tù nhân đã kết hợp với
hơn 100 quan lính triều nguyễn làm cuộc khởi nghĩa nổi dậy đốt phá trại giam,
đánh đuổi khoảng một chục tên cai ngục pháp phải bỏ chạy xuống một chiếc thuyền
nhỏ về nước.
Nhưng sau cuộc
khởi nghĩa số nghĩa binh này không tìm được phương tiện về đất liền nên hai
tuần lể sau thực dân pháp phái một thông hạm Norazaray đến côn đảo tàn sát số
nghĩa binh, họ giết chết hơn 100 người và bắt sống 20 tù nhân. Họ buột 20 tù
nhân này phải mang hơn 100 xác chết lên trên một đồi cát chôn chung một mồ, sau
đó họ chôn sống luôn 20 tù nhân ở đó (di tích bãi sọ người).
Sau đó thực
dân pháp có kế hoạch cho xây dựng một nhà ngục kiên cố với tổng diện tích là
12015 m2 có tường dày bao bọc bên ngoài.
1896
đã hoàn tất bao gồm :hai dãy khám giam được xây đối diện nhau, mỗi dãy 5 khám
(đánh số từ trái sang phải 1-10), phía cuối sân, nối qua hai dãy khám có 20 hầm
đá (còn gọi là xà lim) cuối dãy khám giam bên trái còn có một phòng giam “ tù
đặc biệt”. Kế đó là “hầm xay lúa”, vừa là nơi khổ sai xay lúa, vừa là nơi đày
ãi trừng phạt ngiệt ngã đối với tù nhân. Ơ góc cuối bên phải còn có một khu đất
trống dùng để phạt tù nhân khổ sai đập đá. Đây cũng là nơi dành cho những tù
nhân bị ghép vào thành phần nguy hiểm, có thể vượt ngục bất cứ lúc nào.vì thế
nên họ không dám cho đi làm khổ sai ở các sở tù bên ngoài.
Bình
quân ở trên đỏa có khỏang 18 sở tù khổ sai, háng ngày họ đưa tù nhân đi làm các
công việc khổ sai ờ các sở này, chiều về đến trước cửa phòng giam tù nhân phải
cởi hết quần, áo cho cai ngục khám xét, cứ trần truồng như thế nằm ngủ. Nơi đây
còn là hiện thân của “địa ngục trần gian” những công việc khổ sai như:xuống
biển mò lấy san hô mang lên nung thành vôi bột, đến việc lên rừng khai thác đá,
khéo gỗ, dọn tàu… còn rùng rợn hơn cả cái chết.
Sang
thới mỹ ngụy để đánh lừa dư luận trong và ngòai nước, mỹ ngụy cho xây dựng:nhà
nguyện, giảng đường, câu lạc bộ , nhà ăn, phòng hớt tóc….và cho chuyển “hầm xay
lúa” thành bệnh xá của trại giam.Sân trại còn được trồng hoa kiểng như một công
viên. Đây là một công trình vừa mang tính hình thức để đối phó với dư luận vừa
dùng để mua chuộc dụ dỗ tù chính trị ly khai, tố cộng…
Có
thể nói, tất cả các lớp tù từ thuở Cần Vương, Văn Thân chống pháp, đến nhiều
chiến sỹ cách mạng việt nam, tiếp đến thế hệ nam nữ sinh viên học sinh xuống
đường biểu tình chống mỹ –thiệu đều trải qua những năm tháng tù đày khóc liệt
tại đây.
Phòng
6-còn được gọi là phòng chết điển hình: thời mỹ –ngụy, từ 1957 đây là nơi khởi
đầu cuộc chiến tranh chống ly khai đảng cộng sản của tù chính trị câu lưu(không
án);ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị côn
đảo. Địch đã thực hiện âm mưu phân hóa giữa cộng sản và kháng chiến nhưng âm
mưu đó thất bại nên họ đã ra sức đàn áp dã man những người tù chính trị, do đó
mà người tù hy sinh ở đây rất nhiều. Chính vì vậy, phòng giam này vào thời mỹ
ngụy được gọi là “phòng chết điển hình”
Năm
1995, để kỷ niệm 20 năm ngày Côn Đảo giải phóng,bộ văn hóa thông tin giao cho
công ty mỹ thuật TW phục chế lại mô hình tượng nhằm tái hiện lại cảnh sống và
sinh hoạt của tù nhân (thời thực dân pháp) trong 24 tiếng đòng hồ . Phòng giam
lúc bấy giờ giam trung bình từ 80-120 tù nhân, nhưng sang thời mỹ ngụy số tù
chính trị bị đày ra Côn Đảo ngày càng nhiều nên số lượng tù nhân tăng lên
100-150 người, lúc cao điểm lên đến 180 người.Những lúc ấy tù nhân nằm trên bệ
không đủ phải nằm trên nền nhà. Khắc nghiệt nhất là lúc phạt cấm cố (xiềng
chân) người tù nằm ở dưới bệ phải chịu cảnh treo chân lên thanh sắt.Thêm nữa là
khi bị xiềng chân cấm cố tù nhân phải đi vệ sinh tại chổ vào một thùng gổ. Trên
mỗi bệ ximăng có bố trí thùng gỗ để người tù đi vệ sinh và đây cũng là điều rất
khắc nghiệt, bởi vì người nào có nhu cầu đi vệ sinh phải đánh thức những người
bạn tù thức dậy hết để chuyển htùng gổ này lần lượt đến tay họ do đó mà suốt
đêm tù nhân khó cóthể ngủ yên giất (thường là mỗi bệ chỉ bố trí có nột thùng)
Phòng
số 7: đây là nơi chi bộ đảng cộng sản đầu tiên trong nhà tù côn đảo ra đời cuối
năm 1932 tại banh I, sau phát triển thành đảng ủy côn đảo,lãnh đạo cuộc đấu
tranh của tù nhân với sự đóng góp xuất sắc của đồng chí nguyễn hới, tôn đức
thắng, ngô gia tự, trần quan tặng, nguyễn chí diểu, lê văn lương, nguyễn duy
trinh…..
Banh
I cũng là nơi dnhững người cộng sản mở lớp học văn hóa, lý luận, chính trị. Đặc
biệt là khóa học chủ nghĩ lênin theo chương trình huấn luyện của đại học phương
đông(liên xô) do giáo sư trần văn giàu phụ trách. Tờ báo tiến lên (tiếng nói
của hội tù nhân) và tờ ý kiến chung (cơ quan lý luận của tù chính trị)từ cuối
năm 1935 cũng chuyển từ banh II về banh I.
*phòng
9 : nơi đây từng giam giữ đồng chí tôn đức thắng, võ sỹ, võ thúc đồng,…. Và
cũng là nơi biên soạn tạp chí “ý kiến chung”. Ngày đầu tiên bác tôn đức thắng
bị đày ra côn đảo bị đưa vào khám giam này(2/7/1930).
*phòng
10: thời mỹ ngụy vào năm 1958 trong đợt chống học tập tố cộng địch đã đàn áp dã
man 175 người tù chính trị trong âm mưu phân hgóa giữa cộng sản và kháng chiến
nhưng địch đã không thực hiện được.
*phòng
giam tù đặc biệt: ngoài 10 phòng giam ra còn có 1 phòng giam dành cho tù đặc
biệt nằm phía sau câu lạc bộ. Thời pháp đã dùng nơi đây giam giữ những người
làm khổ sai hàng ngày ở hầm sai lúa trong đó có bác tôn, phạm hùng,lê văn
lương, ngô gia tự……sau đó (1946)thực dân pháp giam giữ 46 người tù có án tử
hình đầu tiên.
Đến
năm 1957, mỹ ngụy đã đưa ra 41 phụ nữ chống ly khai, tố cộng (đã có thành tích
từ các nhà lao ở đất liền đưa ra côn đảo.
Sau
đó năm 1958 – 1960, giam giữ đàn áp dã man cán bộ cốt cán chống học tập tố cộng
ly khai đảng cộng sản.
*hầm
xay lúa: thời thực dân pháp đây là một căn phòng xây tường đá bao vây, ở trên
có một lớp trần làm bằng vải đen, bao tời,… và chỉ có một cửa đi thông qua
phòng giam đặc biệt (không có cửa thông gió như hiện nay) trong căn nhà bịt kín
này được bố trí 5 cối xay lúa. Cối xay được làm bằng vỏ thùng rượu vang cưa đôi
ra và lèn đất sét bên trong nên rất nặng mỗi cối phải có từ 4 đến 6 người mới
kéo nổi. Từ công việc kéo cối xay, vác lúa gạo…..người tù làm khổ sai ở đây còn
phải chịu htêm cực hình nữa là hai người bị xích chung một sợi dây xích có lê
theo một quả tạ (quả tạ nặng trung bình từ 3-7kg). Có thể noi đây là nhà tù
trong nhà tù.
sang
thời mỹ ngụy, để đánh lừa dư luận địch cho dẹp cối xay và chuyển thành bệnh xá.
Bệnh xá ở nhà tù côn đảo được xem như một nhà xác. Tù nhân được chuyển đến đây
để nằm chờ chết. Chưa kể trong chiến dịch đàn áp tù nhân chống ly khai địch
dùng bệnh xá để mua chuộc dụ dỗ người tù trong cơn hấp hối.Một cái lắc
đầu(không chấp nhận ly khai) lập tức mũi thuốc bơm bỏ xuống đất.Hoặc phát thuốc
súng không đúng bệnh, bất kể bệng gì cũng phát một loại thuốc- thuốc ký ninh
(thuốc trị bệnh sốt rét).
Khu
xà lim: xà lim còn gọi là hầm đá, gồm có 20 hầm đá.địch sử dụng những xà lim
này để biệt lập, cấm cố và đày ảinhững người tù bị ghép vào thành phần huy
hiểm, ngoan cố, chống đối...hay những người vượt ngục bị bắt lại. Họ bị chốt
chặt chân vào còmg ssuốt ngày đêm, kể cả lúc ăn cơm và đi vệ sinh cho đến khi
nào mãn hạn nằm hầm mới được cởi bỏ chiếc cùm ra(nếu nặng thì chốt cả hai
chân). Trong 10 ngày đầu bị phạt ở xà lim người tù phải ăn cơm nhạt, uống nước
lã(mặc dù thức ăn ở nhà tù côn
đảo
chỉ là khô, tương, mắm...để lâu ngày bị mục đắng, ôi chua...)
Hầm
xây bằng đá cao hơn 2m, trần xây cuốn, ở đây nhà tù có cảm giác như bị nhốt vào
nhà mồ, vào mùa nắng nóng bức thì hơi nóng hầm hập suốt ngày, mùa đông hơi đá
toả ra lạnh thấu xương, cửa xà lim bằng gỗ or sắt dày, đóng vào là kính như hủ
nút, chỉ được hé vội một chút khi cai ngục mang cơm đến, hay dội cho một thùng
nước vào buổi sáng cuối tuần (gọi là được tắm),người tù bị nhốt vào xà lim ít
lâu là người héo quắt lại “mắt mờ, bại liệt”.
Xà
lim đôi: bên cạnh những xà lim đơn còn có những xà lim đôi, ở đây có thể giam
một luc’0-30 người, cốt để cho người tù nóng bức, ngột ngạt vì thiếu không
khí...làm kiệt sức và hao mòn sinh lực tù nhân, mặt khác muốn đánh vào tâm lý
người tù bị cấm cố ở xà lim đơn, sẽ cảm thấy cô độc, không có bạn bè, đồng đội
để chia sẻ, tâm sự hay chăm sóc như thế ý chí họ sẽ bị rạn nứt...
Xà
lim số 9: còn lưu lại bốn câu thơ của
người tù tên Huỳnh Văn Chẩn bị đưa vào hầm đá ngày 14/12/1958.
“Người
cách mạng chịu nhiều gian khổ
Dẫu
gian lao nhưng vẫn coi thường
Bền
chí vững lập trường
Vượy
qua gian khó trên đường quang vinh”
Nhà
ăn : đây cũng là hình thức trá hình của mỹ ngụy. Từ khi xây dựng nhà ăn này
(1963) cho đến ngày nhà tù được giải phóng, không một người tù nào được đến đây
ăn cơm( kể cả tù thường phạm).
Khu
đập đá : các cụ phan chu trinh, huỳnh thúc kháng, ngô đức kế, đặng nguyên
cẩn...đã từng khổ sai đập đá tại đây.
Năm
1918 ông tú phạm cao chẩm một nhân sĩ yêu nước ở quảng ngãi và người thanh niên
nguyễn trọng thạc, một tướng tài, con trai của cụ nguyễn thiện thuật, thủ lĩnh
nghĩa quân bãi sậy đã hi sinh tại đây cùng 81 người tù khổ sai trong cuộc nổi
dậy ngày mồng 4 tết (mậu ngọ), dưới làn đạn súng máy của tên bạo chúa andouard
chỉ huy bắn giết.
Đây
cũng là nơi chiến sỹ yêu nước phan chu trinh sáng tác bài thơ đập đá côn
lôn(được đưa vào văn học vn).
Làm
trai đứng giữa đất côn lôn
Lừng
lẫy làm cho lở núi non
Xách
búa đánh tan năm bảy đống
Ra
tay đập vỡ mấy trăm hòn
Tháng
ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa
nắng càng bền dạ sắt son
Những
kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian
nan chi kể việc con non.
Sang
thời mỹ nguỵ nơi đây được chuyển làm trại mộc.
*phòng
số 3: thời mỹ ngụy đã giam cầm lần lược 250 tù tử hình (theo luật 10/59 cũa
diệm ban hành). Đây cũng là nơi xảy ra cuộc vượt ngục hiếm thấy ở nhà tù côn
đảo.
Vào
đêm 12/10/1966, đồng chí lê văn việt (ttên trong tù là nguyễn văn hai) chiến sĩ
biệt động sài gòn, người đã từng làm chân động thủ đô sài gòn trong trận đánh
sập tòa đại sứ mỹ năm 1965, cùng với chiến sĩ đặc công phạm văn dẩu và sinh
viên yêu nước lê hồng tư đã dũng cảm trổ máy ngói khám tử hình vượt ngục tuy
cuộc vượt ngục bất thành trong vòng 10 ngày sau ba người tửtù điều bị địch bắt
lại song cuột vượt ngục ấy đã làm rung động bộ máy cai trị nhà tù côn đảo, địch
phải gấp rút cho giăng dây thép gai kín trên nóc các phòng giam.
Banh
I : là điển hình của chế độ khổ sai giết tù. Hầu như mỗi mảnh đất côn đảo đều
khắt sâu nổi cực nhọc và thấm máu của người tù khổ sai. Trong sự đọa dày khốn
cùng, những người cộng sản, những người yêu nước việt nam ở đây phải quyết định
vân mênh hoặt là chịu chết mỏi mòn, hoặc là đâu tranh để sống trở vê tiếp tục
hoạt động cách mạng họ phải chống chọi cả một bộ máy khủng bố từ tên chúa đảo
đến đám gát ngục và bọn cập rằng tay sai. Điều đó đòi hỏi những người tù cổng
sản phải được tổ chức thành đội ngũ chặt chẻ, hình thức đấu tranh thích hợp.
Trước
cách mạng tháng tám 1945 một chi bộ đặc biệt được thành lập tại đây đã xác định
những nhiệm vụ chủ yếu của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù và lòng trung
thành với đảng được đặc lên hàng đầu.
Tiếp
theo lời kháng chiến chống pháp, những người tù chính trị ở banh một đã tổ chức
ra liên đoàn tù nhân côn đảo (1947) và đảng ủy nhà tù (1950), sau gọi là đảo
ủy. Liên đoàn tù nhân được tổ chức chặc chẻ ở từng trại từng phòng từng kiếp tù
cho đến tận mâm ăn, tổ nhóm, giống như một cơ quan quyền lực của tù nhân.
Banh
một đã trãi qua 113 năm với bề dày lịch sử ngang tuổi nhà tù còn lưu lại nhiều
dấu ấn anh hùng trong cuộc đấu tranh lâu dài và bất khuất của những người yêu
nước và cách mạng việt namtrong nhà tù thực dân đế quốc.