Khoảng năm
1930, thực dân pháp mở con đường từ ngã ba núi Chúa qua đèo ông Đụng để đến sở
ông Câu.
Sở Ông
Câu nằm phía sau núi Chúa từ những năm 1930 thực dân Pháp bắt
tù nhân leo lên những triền núi cao, đốn cây lớn rồi thả xuống mé biển theo
những đường mòn. Nhiều người đã bị cây đè chết hoặc nát chân nát tay vì không
tránh kịp những cây gỗ lớn từ trên núi lao xuống.
Khi mở con
đường nay bọn chúa ngục bắt tù nhân vác đá xây trên đèo ông Đụng một cây cầu.
Do địa thế núi cheo leo hiểm trở, tù nhân ăn uống thiếu thốn đói khát phải
khiêng đá xây mố cầu bị chết hại trước sau tới 356 người mà vẫn chưa làm xong
nỗi. Cách mạng tháng tám thành công công trình bị bỏ dỡ dang (2 mố cầu).
Cái tên Ma
Thiên Lãnh để gọi hai mố cầu đắp dang dở bằng máu sương của 356 con người, có
lẻ do địa thế núi hiểm ác nước suối lại rất độc, quá trình tù nhân làm khổ sai
còn bị đá đè cây đổ..v..v.. từ đó tù nhân mới lấy tên ngọn núi Ma Thiên Lãnh ở
Triều Tiên địa thế hiểm ác khó lên xuống, phỏng theo truyện tàu:” Tiết Nhơn Quí
Chinh Đông” xưa đặt tên cho cầu này.
Thời ấy để
tố cáo chế độ thực dân pháp đày ãi tù nhân làm khổ sai cực kỳ dã mang tù nhân
còn sáng tác bài hát: Cầu Ma Thiên Lãnh.
“Ai bước qua, ai bước qua Cầu Ma
Thiên Lãnh
Hãy dừng chân
ngắm cảnh quốc hờn
Do quân thù tàn
bạo gây nên
Ai đã trong mà
lòng không hờn
Ai nghe đến mà
lòng không căm giặc pháp
Quân pháp kia,
quân pháp kia là loài tham tàn.
Gây oán thù vạn
thuở khôn nguôi
Mau đứng lên
mau đứng lên người dân yêu nước.
Giết thù chung
dắt dìu giống nòi
Ra khỏi cảnh
bùn lây điêu linh
Bao máu sương bao máu sương trong
lao tù còn gây oán hờn, gây mối thù vạn thuở khôn nguôi.”