Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuonggiamdocdonghanhviettraveldieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuonggiamdocdonghanhviettraveltiendatdongphuong

Khu Du Lịch Cáp Treo Hồ Núi Mây – điểm đến thú vị và hấp dẫn của Thành phố biển Vũng Tàu

15h00 ngày 28 Đạt chạy xe honda xuống Vũng Tàu, vừa qua khỏi cầu Sài Gòn, qua khỏi Trạm Thu Phí Xa Lộ Hà Nội thì trời mưa lớn, Đạt quẹo vào ngã ba Cát Lái để rút ngắn khoảng cách hơn, trời mua tầm tã, dù đã mặc áo khoác, áo mưa mà Đạt vẫn bị ưới từ trong ra ngoài, khoảng 20p sau mới đến được Phà Cát Lái,, qua khỏi phà Đạt iếp tục hành trình,cũng may là đi quen đường rùi nếu không chắc khỏi ra khỏi huyện Nhơn Trạch lun, đến vòng xoay, Đạt men theo đường bên hông Bưu Điện Nhơn Trạch đi tiếp khoảng 10km thì tới Quốc ộ 51, quẹo phải đi theo QL51 đến Bà Rịa, khoàng 19h00 thì tới được Bà Rịa đón bạn Tiến – HDV thành viên CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt đang đi tour cho Smile Tour Bà Rịa,, chờ lâu quá, đành phải vào quán café để trủ mưa và hong đồ cho khô, mà xe của HDV Tiến vẫn chưa về. Đúng 20h00 Đạt chạy lại Công Ty smile Tour ở đường Nguyễn Tất Thành – Bà Rịa, 15p sau thì Tiến về tới Công Ty, sau khi thay đồ, làm quyết toán, 2 anh em tiếp tục hành trình đi Vũng Tàu, lúc này điện thoại của Đạt bị ngấm nước mưa, không thể liên lạc được. Đến Vũng Tàu lúc 21h15, điện thoại của Đạt bị vào nước nên không còn số liên lạc, Đạt và Tiến chạy thẳng tới Vũng Tàu Tourist ở đường Trần Hưng Đạo, tới Công Ty thì Ms An đã chờ sẵn, bàn giao tour, chương trình và vật dụng và tiền xong Ms An đưa Đạt và Tiến đến Ks 28 Trưng Trắc, một địa chỉ quen thuộc của Hướng Dẫn khi đến Vũng Tàu đi tour. Sau khi nhận phòng, Đạt và Tiến đi tìm cái bỏ bụng, cả 2 anh em đều bị lạnh run, đồ đạc mang theo đều ướt cả, đành phải mặc đồ ướt vậy, làm hướng dẫn đôi khi cũng cực ghê lun. Đến 22h00 Đạt và Tiến quay về khách sạn, 2 anh em bàn về chương trình ngày mai sau đó đi ngủ lúc 23h00.

     Đúng 8h00 ngày 29/05/2011 Đạt và Tiến (tourguide) có mặt tại bến cáp treo Khu Du Lịch Hồ Núi Mây, tại số 01A Trần Phú, TP. Vũng Tàu, Khu du lịch sinh thái - văn hóa Hồ Mây (KDL Hồ Mây) là khu du lịch thuộc dự án trọng điểm "Cụm du lịch Núi Lớn - Núi nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu", đã xây dựng hoàn tất và được đưa vào khai trương vào dịp tết Canh Dần năm 2010. Sự ra đời của khu du lịch trên đã đánh dấu một bước ngoặt cho ngành du lịch Vũng Tàu: "DU LỊCH VŨNG TÀU TRÊN TẦM CAO MỚI"
   Tạo hóa đã ban tặng cho thành phố Vũng Tàu hai ngọn núi thường gọi là Núi Lớn - Núi Nhỏ và hai bãi biễn: Bãi Trước, Bãi Sau.
    Núi Lớn có tên gọi là Tương Kỳ, cao +250m so với mực nước biển và rộng hơn 7 triệu m2. Núi Nhỏ có tên gọi là Tao Phùng, cao +170m so với mực nước biển và rộng hơn 4 triệu m2. Do vị trí chiến lược về quân sự nên bao đời qua mọi người dân không được đặt chân lên hai ngọn núi này. Cho đến ngày nay Núi Lớn - Núi Nhỏ vẫn còn nhiều hoang sơ và kỳ bí...
   Khu du lịch Hồ Mây nằm trên đỉnh Núi Lớn, rộng hơn 300.000 m2, có độ cao trung bình +210 m so với mực nước biển. Đây được xem là một trong những Khu Du Lịch sinh thái - văn hóa đẹp, sạch nhất Việt Nam.
   Đến với KDL Hồ Mây, du  khách sẽ được đi trên hệ thống cáp treo công nghệ hiện đại nhất thế giới của Công ty Doppelmayr (Cộng hoà Áo) cung cấp với công suất 2.000 người/giờ lớn nhất Việt Nam. Điểm xuất phát của hệ thống cáp treo là nhà Ga số 1 – Khu Hòn Ngưu (Bãi Trước), ngồi trên cabin du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu xinh đẹp với núi và biển và chỉ với thời gian 5 phút là du khách đã đến Ga 2 (trên đỉnh Núi Lớn) để bắt đầu cho chuyến tham quan Khu Du Lịch Hồ Mây.
   Nét đặc trưng của Khu Du Lịch Hồ Mây là môi trường sinh thái rừng. Rừng nơi đây rộng bát ngát, xanh tươi, bốn mùa hoa nở. Rừng bằng lăng có hoa màu tím, nở vào màu hạ. Rừng cây giả tỵ có hoa màu vàng nở vào mùa thu. Rừng anh đào có hoa màu hồng phấn, nở vào mùa xuân. Và mùa đông có rừng thông Caribe, gió thổi vi vu gợi cho du khách liên tưởng đến một Đà Lạt ngay giữa thành phố biển Vũng Tàu.
   Trên lối đi của các khuôn viên Đồi Mây, Hồ Mây, đền thờ Phật, du khách có thể ngã mình trên những líp cỏ xanh rờn, xen lẫn những đám hoa cúc dại màu vàng tươi, hay ngồi trên các tảng đá mà thiên nhiên đã khéo đục tỉa thành những "long ngai" lịch lãm. Động vật trong khu rừng được con người bảo tồn và nuôi dưỡng. Đó là những chú chim công sặc sỡ, những con đà điểu, những chú hươu nai hiền lành, dễ thương hay những con heo rừng có cặp nanh dũng mãnh...
   Du khách cũng có thể chứng kiến những đàn khỉ rừng sống theo từng bầy, bồng bế nhau chui rúc trong các bụi cây, hang đá để tìm kiếm thức ăn.... Hình ảnh đó như gợi mở cho ta một hoài niệm về thời tiền sử.... Nếu quý khách muốn thử thách mình trong một chuyến đi dã ngoại thám hiểm rừng xanh thì nơi đây có rất nhiều con đường đang chờ đón quý khách.
   Hồ Mây - Thác Nước, có lẽ đây là một trong những điểm nhấn quan trọng nhất về cảnh quan môi trường. Ít ai ngờ được trên đỉnh núi cao lại có một Hồ Mây - Thác Nước đẹp và thơ mộng đến như thế. Bao quanh Khu Du Lịch là biển, giữa Khu Du Lịch lại có một hồ nước rộng mênh mông nên nhiệt độ ở đây được điều hoà mát mẻ quanh năm (từ 22 – 250C)
   Ở độ cao trên 200m so với mực nước biển, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Vũng Tàu trẻ trung, sôi động và cảnh tàu thuyền tấp nập ra vào bến cảng. Cảnh vật xung quanh KDL tạo nên một bức tranh “sơn thuỷ hữu tình” giúp du khách thoát khỏi những lo toan của cuộc sống mưu sinh đời thường.
   Nét đặc trưng về môi trường sinh thái còn thể hiện ở việc giữ gìn cho khu du lịch luôn sạch sẽ, vệ sinh. Hệ thống nhà vệ sinh ở đây được du khách đánh giá là những rest- room đích thực.
   Về văn hóa - lịch sử: Bước chân đầu tiên lên tham quan Khu Du Lịch Hồ Mây, chúng ta được Bác Hồ căn dặn về một nếp sống văn minh, đối xử thân thiện với môi trường núi rừng.
   Miếu Sơn Thần, Miếu Mẹ Giàu - Mẹ Nghèo có cách đây nữa thế kỷ (vừa được trùng tu) đã để lại cho chúng ta cái triết ký ở đời: "Uống nước nhớ nguồn" và "Đất có thổ công, sông có hà bá".
   Đài Vi Ba là di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia. Đó là một khung thép khổng lồ cao trên 40m, đứng sừng sững giữa trời để minh chứng cho một thời kháng chiến oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
   Du khách có thể vào Nguyện đường của một "Đêm Nooel" để nhìn thấy hang đá Bê-lem, Đức chúa Hài Đồng hay đứng lắng đọng giây lát cùng hình ảnh "Thánh nữ Bernadette cầu nguyện trước Đức Mẹ Maria" với vầng hào quang tỏa sáng.
   Nhưng điểm tập trung nhất, tâm linh nhất vẫn là Tượng Đức Phật Di Lặc. Khuôn mẫu Đức Phật được thỉnh từ Ấn Độ, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân từ Trung Quốc, tượng Đức Phật Di Lặc đã hiện ra cao trên 30m, với nét mặt hiền hòa, đôn hậu luôn đem đến cho con người niềm tin yêu và hi vọng.
   Đây là Khu Du Lịch có tầm cỡ quốc tế nên chủ đầu tư (Công ty CPDL Núi Lớn - Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu) đã du nhập những công nghệ hiện đại từ nhiều nới trên thế giới. Trước hết phải kể đến là hệ thống cáp treo hiện đại và an toàn nhất thế giới. Để có một Hồ Mây - Thác Nước rộng lớn và đẹp trên đỉnh núi cao, các nhà thiết kế và xây dựng đã phải ứng dụng đến công nghệ chống thấm hiện đại của Hoa Kỳ (và đây là hồ nước độc đáo nhất ở Việt Nam hiện nay). Du khách sẽ rất hứng thú (nhất là đối với giới trẻ) trước các khu trò chơi như: Thuyền Cướp Biển, Bạch Tuộc, Ghế Bay, Xe điện tốc hành,.... Vì các trò chơi này là do hãng chuyên sản xuất trò chơi Lye Sanoyas Hishino Meisho của Nhật Bản cung cấp. Đặc biệt, du khách sẽ được tận hưởng một cảm hứng tột cùng khi ngồi trên chiếc "Xe trượt dốc" của Cộng Hòa Liên Bang Đức thiết kế và cung cấp.
   Qua các nét đặc trưng về môi trường sinh thái, về văn hóa - lịch sử và công nghệ hiện đại, du khách sẽ dễ nhận ra khu du lịch sinh thái - văn hóa Hồ Mây là điểm sáng đầy tiềm năng của du lịch Vũng Tàu trong thời đại mới. Từ nay, du khách đi du lịch Vũng Tàu không chỉ để xuống biển mà còn được lên rừng để tận hưởng những điều kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Chúng tôi vận chuyển tất cả các vật dụngt trò chơi: loa tay, bao bố, dây thừng, bong bóng…nước uống và khăn lạnh, nó du lịch cho 30 khách. Hôm nay trời cũng đẹp, chúng tôi thầm nghĩ với phong cảnh này mà lên núi chơi thì thật thú vị.  Sau khi liên hệ với nhà Ga và chị Yến (bộ phận liên hệ khách đoàn) thì được biết do tối ngày 28 trời mưa lớn, sét đánh nên toàn bộ Hệ Thống Cáp Treo bị hư hỏng hoàn toàn và tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Đạt gọi ngay cho điều hành Công Ty và đưa ra 2 giải pháp để làm việc với Khách, phương án 1: Đi bằng xe taxi lên núi, vào Khu Du Lịch hoặc đi ra Khu Du Lịch Biển Đông để tổ chức trò chơi. Đến 8h30 Đạt gọi cho Mr Quang là trường đoàn của Viet Xo Petro thông báo tình hình cáp không chạy, khoảng 9h Mr Quang và Ms An điều hành của Vũng TàuTourist có mặt tại bến Cáp Treo, sau khi bàn bạc thảo luận cùng với các hành khách, Đạt, Ms An và Mr Quang quyết định đi xe taxi lên núi, tổng cộng là 5 xe cho 25 khách và 02 hướng dẫn viên, đường đi lên núi quanh co, khúc khủy, xuyên qua rừng, con đường này nghe đâu có từ trước năm 1975 là con đường duy nhất vì trên núi có một doanh trại quân đội, có trạm ra đa để canh phòng cho Vùng Biển Vũng Tàu, khoảng 20p chúng tôi mới tới được đỉnh núi, con đường xấu, có đá chằng chịt, xe chạy mà cứ như cởi thú nhún vậy. Chúng tôi dừng xe phía trước một cổng chắn, vì đây vẫn còn là khu quân sự, chúng tôi vận chuyển đồ đạc, rùi đưa khách vào Khu Du Lịch, các chú bộ đội vẫn chưa đồng ý vì chưa thấy giấy pép của Tổng Giám Đốc Khu Du Lịch Hồ Núi Mây, tui đành đứng lại cổng để HDV Trần Tiến dẫn khách vào trong, gọi cho Ms Yến, Ms Yến nói cứ yên tâm vì Ms Yến đang chạy lên, khoảng 10p sau thì Ms Yến xuất hiện, chúng tôi đưa du khách vào khu vực dã ngoại nhận lều nghỉ ngơi và để đồ đạc, chúng toi di chuyển ngang qua khu vực trò chơi thiếu nhi, cũng có nhiều trò chơi hấp dẫn ra phết làm các pé thích mê: thuyền vũ trụ, xe trượt, xích đu, đu quay dây văng…may nhờ có chiếc xe điện của Khu DL chứ không phải mang vác ngần ấy đồ chắc đuối lắm. Chúng tôi phát nón và nước cho từng khách, người lớn thì bình thản nhưng đám trẻ con thì thích thú vì đc đi chơi, xung quanh là bãi cỏ và rừng cây mát rượi. Theo yêu cầu của Anh Quang - trưởng đoàn chúng tôi liên hệ bộ phận phục vụ mua một thùng nước ngọt  và mượn thùng đá của KDL, giá cũng rẻ chỉ có 240.000đ/thùng (10.000đ/1 lon), sau khi để khách nghỉ ngơi, chúng tôi chọn khu vực bãi cỏ rộng và tổ chức trò chơi vòng tròn, vận động một hồi các gia đình mới tập trung, ban đầu Đạt khởi động một số trò chơi, bài hát: Nối Vòng Tay Lớn, Bốn Phương Trời, sau đó tiếp tục chương trình với các trò chơi vận động mạnh hơn: Thằng Cu Tí, du khách tham gia nhiệt tình hơn, chúng tôi chuyển sang trò chơi cả nhà thương nhau và bắt bài hát “cả nhà thương nhau”. Thấy tình hình của đoàn khách vẫn chưa hào hứng lắm, Đạt mang dây kéo co tới và tổ chức trò chơi thi đấu giữa 2 đội, vì số lượng khách quá ít, nên không thể chia làm 3 đội được, mọi người tham gia khá hào hứng, tiếp theo là  trò chơi Nhảy Bao Bố và kết thúc là trò đạp bong bóng, khoảng 6 cặp, mỗi cặp một cái bong bóng buộc vào chân, và cùng vịn vào nhau di chuyển đạp bóng của đội khác, cặp nào còn lại bong bóng xem như chiến thắng, sau đó tiếp tục chia làm 3 đội và vận chuyển bong bóng bằng ngực tiếp sức, đây cũng là trò chơi cuối cùng, đã 11h30 rùi. Theo ý kiến của Mr Quang – Trưởng Đoàn muốn đi được đi tham quan một vòng Khu Du Lịch bằng xe điện, Đạt gọi 3 xe đến để chở khách đi, Khu Du Lịch khá rộng, điểm đầu tiên mà mọi người cùng ghé tham quan chụp hình đó là Hang Bê Lem gắn liên với sự tích Chúa Jesu sinh ra trong hang Bê Lem, hang được trang trí đẹp, bước vào trong hang thấy tượng của một hài nhi đang nằm trên máng lừa, xung quanh là 3 vị quốc vương đang dâng lên các lễ vật mừng sự ra đời của Chúa Jesu. Sau khi tham quan, chúng tôi lên xe điện tiếp tục đi vòng quanh khu du lịch, điểm kế tiếp chúng tôi dừng lại đó là chùa La Hán, chùa nhỏ, đơn sơ và có nhiều tượng các vị La Hán, sau khi thắp nhang Đạt dẫn khách lên xe điện quay về nhà hàng Hồ Mây dùng cơm trưa, tên gọi Hồ Mây là vì những lúc trời mưa, thời tiết se lạnh, mây bao phủ cả ngọn núi làm cho chúng ta có cảm giác như lạc vào cõi Thiên Thai. Nhà Hàng cũng không nhỏ lắm, kê được khoảng 20 bàn 10 người, ngồi ở vị trí nào trong nhà hàng cũng có thể nhìn bao quát tất cả khu cảnh thiên nhiên cây cối xung quanh, trời lại bắt đầu đổ mưa, khoảng 13h rùi, Đạt và Tiến xem xét các bàn ăn, thực đơn,và bắt đầu công việc phục vụ ăn trưa,có một việc cần phải giải quyết, Mr Quang – trưởng đoàn nhờ Đạt mang xe ra đón Anh Giám Đốc Công Ty đang đi taxi lên núi, Đạt và Mr Quang lên xe điện ra tới cổng, trời bắt đầu mưa lớn, đợi khoảng 10p thì xe tới, Đạt chay qua taxi (ướt thêm một lần nữa) hướng dẫn xe chạy thẳng vào nhà hàng, anh GĐ tới đúng ngay giờ ăn, vì có công chuyện gấp nên không ở lâu, Đạt nói anh lái xe taxi neo xe lại và vào ăn trưa lun,  tới giờ này mọi việc đã ổn, đoàn khách cũng vui, sau khi kiểm tra đủ thục đơn (6 món) Đạt và Tiến đến chạm ly với khách  một ít rượu rùi hai anh em và tài xế ăn trưa, bữa ăn chỉ có 2 món, cơm và sò huyết, có 1 ít bánh mì ngọt. Bàn kế bên là của cán bộ - CNV của Khu Du Lịch Hồ Núi Mây đang ăn uống và ca hát, vui quá Đạt liền nhập bọn ngay, a lái xe điện tay ôm cây đàn bắt đầu hát những bài hát tập thể, sau đó qua nhạc Trịnh và những bài hát về Hà Nội, bên đoàn khách thấy vui quá cũng qua nhập chung, ban đầu là 1 cô hơi lớn tuổi, sau đó đến một bác ca hay ghê luôn nhất là mấy bài về Hà Tĩnh, Huế, càng lúc càng đông, trên bàn vơi beer, Đạt kêu nhà hàng mang thêm sáu lon 33 nữa và nhờ Tiến tính tiền nhà hàng dùm.
Đến 15h00 thì tàn tiệc Đạt gọi taxi đưa khách lên xe ra về, mọi người đều vui vẻ, Mr Quang – trưởng đoàn tay bắt mặt mừng cám ơn anh em hướng dẫn không tiếc lời. Đường xuống Khu Du Lịch vừa dốc vừa quanh co, khoảng 15p thì đến chân núi. Chia tay khách xong Đạt và Tiến vận chuyển đồ về khách sạn. Về đến hai anh em ngủ đc một chút thì Ms An gọi, Đạt trả lời ở thêm một đêm nữa rùi mai qua Công Ty làm quyết toán luôn.
Qua bài viết này, Đạt hy vọng ACE khám phá được thêm một điểm du lịch thú vị ở Vũng Tàu nhưng phải cẩn thận vì khi thời tiết xấu thì cáp treo có thể hư bất cứ lúc nào đó nha và hiểu được thêm về công việc của những Hướng Dẫn Viên Du Lịch.

VŨNG TÀU - ĐIỂM DU LỊCH KỲ THÚ

Vũng Tàu thành phố du lịch và nghỉ mát có bề dày lịch sử 100 năm (1895 – 1995) trước khi trở thành một thành phố du lịch và người Pháp xây dựng. Vũng Tàu  được nhắc đến chủ yếu bằng cái tên rất dân dã là “Tam Thắng” (Ba làng Thắng)
Vũng Tàu  là một bán đảo trải dài theo hướng Đông – Bắc – Tây Nam . diện tích khoảng 173km2, phần bán đảo rộng 83km2 còn lại là cù lao Long Sơn, rộng 90km2 như một tấm thảm xanh bồng bềnh phía Bắc bán đảo. Vũng Tàu là cửa ngỏ đường thủy nối liền miền đồng bằng trù phú Nam Bộ với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Những phát hiện khảo cổ học trước đây, đặc biệt sau khi khai quật di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc lần thứ 2 do Bảo Tàng Bà Rịa – Vũng Tàu  thực hiện cho thấy sự có mặt của con người cổ tại Bà Rịa – Vũng Tàu cách ngày nay từ 2.500 d0ến 2.700 năm. Những chủ nhân bản địa này sinh sống vào giai đoạn văn hóa phát triển khá cao. Họ biết tạo ra khuôn đúc đồng, dùng bàn xoay làm đồ gốm, dùng đá, đồng để làm đồ trang sức với kỹ nghệ thuần phục.
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII, cư dân sống trên địa bàn tỉnh là những chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo phía đông đồng bằng Nam Bộ. các di chỉ khảo cổ được người Pháp phát hiện tại Bàu Thành, Long Đất và sau này Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phát hiện thấy ở Châu Pha, Suối Nghệ… Vào thế kỷ XVI – XVII, người Việt sinh sống rất rất đông ở vùng Biên Cảnh xứ Mô Xoài có nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau. Phần lớn trong số họ là những người có đất ở quê cũ hay những người lính của triều đình đi trấn ải biên thùy tụ tập lại sinh cơ lập nghiệp và không ít người bị tù đày, lao động khổ sai..v.v…quá trình khai phá, xây dựng xóm làng của xứ Mô Xoài xa xưa nào kém phần gay go khắc nghiệt. những sản phẩm văn hóa nghệ thuật còn được lưu truyền hay hóa thân trong các sản phẩm văn hóa hữu hình đã mách bảo cho hậu thế nhìn thấy bóng dáng tổ tông! Các đơn vị hành chính địa giới của xứ Mô Xoài được hình thành rất lớn. có tài liệu cho biết cuối thế kỷ XVIII, xứ Mô Xoài – Bà Rịa có gần 60 làng tập trung trong 7 tổng. dân số theo thời gian ngày càng tăng nhanh vì khí hậu, đất đai nơi này khá thuận lợi, hấp dẫn. theo tài liệu của Pháp thì năm 1901 dân số Vũng Tàu  khoảng 5.690 người, trong đó có đến 1.282 người nước ngoài. Những năm đầu thế kỷ XX, theo Niên Giám thống kê Đông Dương, tại 22 khu vực trung tâm Nam Bộ thì người Trung và Bắc Kỳ  di cư tới khoảng 23.000 người. riêng khu vực Vũng Tàu có đến 4.750 người từ Bắc – Trung kỳ di cư tới , chiềm 20 % của cả Nam Bộ, gần đây thì nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác định Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng động lực kinh tế chiến lược quốc gia (thành phố Hồ Chí Minh Song Bé – Biên Hòa – Vũng Tàu  ) thì lượng người di cư tới ngày một đông. Dân số của Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay khoảng 670.000 người, mật độ khoảng 332,7người/km2.

Nguồn gốc của văn hóa Bà Rịa –  Vũng Tàu được hình thành cùng với quá trình phát triển dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng quê hương xứ sở. nhưng nó cũng không thoát khỏi những phong tục tập quán, lối sống cổ truyền của quê cha đất tổ từ ba miền đất nước hội tụ về đây. Lối kiến trúc của đình chùa miếu mạo khá đa dạng, phong phú. Tuy bị chiến tranh tàn phá triền miên, chùa cổ ở đây còn không đáng kể, song một số ngôi đình , chùa như Long Phượng, Long Bàn, Thắng Tam, Nhà Lớn, Linh Sơn Cổ Tự, Phước Lâm Tự.

Chuyện kể rằng, trước đây vùng đất VũngTàu là điểm “làm ăn” của bọn hải tặc. chúng thường tổ chức những đợt cướp bóc lớn đối với các thương thuyền ra vào vùng Nam Bộ. Các thương nhân chịu đựng nhiều đau khổ, điêu đứng và vô cùng sợ hãi, trước tình hình đó vua Gia Long đã phái ba đoàn quân, mỗi đoàn do một ông Cai Đội phụ trách đến đóng quân ở một số điểm thuộc Vũng Tàu  . Đoàn quân đã lập nên đồn Phước Thắng (vị trí của Bạch Dinh ngày nay) Phước Thắng là tiêu biểu cho hạnh phúc và chiến thắng. để biểu trưng cho ý chí, quyết tâm và sự vẻ vang của những người đi đầu  chống nạn hải tặc, sau này chữ Thắng được dùng làm từ đâu cho các làng ở Vũng Tàu. Nạn hải tặc bị đẩy lùi năm 1822 vua Minh Mạng cho giải ngũ 3 đoàn quân ấy. họ tình nguyện ở lại Vũng Tàu khai hoang mở đất sinh sống, từ 3 đoàn quân này thành 03 ngôi làng: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam do các cai đội: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền sáng lập. Ngày nay trong đình làng của 3 làng Thắng đều thờ những bậc tiền nhân những người cai đội đã sinh ra làng xã ở Vũng Tàu  ..
Thời kỳ đầu những nhân dân làng “Thắng” chủ yếu sống bằng ghề làm ruộng, vườn và một số ít  người làm nghề đánh cá tôm thô sơ riêng lẻ. Đất lành chim đậu, càng ngày vùng đất Vũng Tàu được các cư dân tìm đến càng đông. Ba làng “Thắng” trở nên những xóm  thôn yên lành trù phú, vui tươi.

Ngày 9/2/1859 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Vũng Tàu. Đồn lũy Phước Thắng của nhà Nguyễn với những người lính nón lá, giáo dài cùng những trang bị, bố phòng thô sơ của triều đại Phong Kiến cuối cùng Việt Namkhông đủ sức chống chọi với 12 chiến hạm hiện đại của Pháp. Từ đó Vũng Tàu sống dưới chế độ thực dân. Vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước) đã trở thành chứng nhân lịch sử, ghi lại những bước chân đầu tiên của thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm Nam Bộ.
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, từ năm 1862 thực dân Pháp đã biến Vũng Tàu thành nơi tập kết và và dự trữ hậu cần phục vụ cho đội viễn chinh ở Nam Kỳ.
Người Pháp đã sớm nhận ra ưu thế khí hậu, đất đai ở Vũng Tàu, nhất là phục vụ cho việc giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh…vì nhiệt độ trung bình ở đây thường thấp hơn ở Nam Bộ từ 2-3oC. Đặc biệt, sự bốc hơi ngoài da bởi sự thoáng đãng không khí gây cảm giác rất dể chịu cho con người. Lúc bấy giờ hai bác sỹ Pháp là Ravoux và Blanc rất chú ý đến việc xây dựng Vũng Tàu thành nơi nghỉ cuối tuần cho quân đội Pháp. Như vậy, Vũng Tàu ngoài vị trí quan  trọng về quân sự, người Pháp bắt đầu xây dựng nhiều nhà nghỉ, an dưỡng đường và khách sạn.

Ngày 1-5-1895, chính quyền thuộc địa ban hành nghị định chính thức thành lập thành phố Vũng Tàu dưới quyền cai trị hành chính của quan Emest Outrey. Từ đây, Vũng Tàu trở thành một thành phố độc lập, có tư cách pháp lý và ngân sách cần thiết để xây dựng và phát triển thành một hải cảng quân sự và thành phố du lịch, nghỉ mát.
Từ năm 1954 đến 1975, dưới chế độ thực dân mới của Mỹ, thành phố Vũng Tàu  tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch, nghỉ mát. Nhiều biệt thự sang trọng phục vụ cho các cố vấn Mỹ và các quan chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng. Phương tiện, tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho việc ăn chơi giải trí, du lịch ngày càng hiện đại, bộ mặt của thành phố Vũng Tàu càng trở nên hoa lệ.

Kể từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất ( 1975). Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sớm nhận ra vị trí chiến lược về kinh tế_du lịch của Vũng Tàu có tính đặt thù nên đặt Vũng Tàu   vào vị trí “đặc khu” do Trung Ương trực tiếp quản lý “ Đặc khu Vũng Tàu _Côn Đảo” ( từ 8-10-1991 trở về trước). Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho Vũng Tàu , khơi dậy mọi tiềm năng, ưu thế, nhất là dầu khi_du lịch_dịch vụ. Nhiều công ty tầm vóc quốc gia và quốc tế ra đời. Sự ra đời của các công ty này, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế, du lịch, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách du lịch và làm ăn. Hệ thống khách sạn. nhà nghỉ, nhà hàng phát triển mạnh. Đến nay đã có 150 khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự với 4000 phòng, gần một nữa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong nhân dân có trên 1000 phòng trọ, nhà nghỉ cho khách du lịch. Cùng với việc nâng cao và mở rộng dịch vụ, du lịch là việc phát triển hệ thống hướng dẫn du khách. Họ được đào tạo chính qui và tận tâm với những nhu cầu của du khách. Bờ biển được cải tạo, xây dựng, sửa sang sạch đẹp hơn. Các khu vui chơi giải trí được đầu tư theo hướng hiện đại tăng mạnh.

Với ưu thế của mình, hằng năm Vũng Tàu đón nhận hàng triệu lượt khách du lịch. Vào những ngày lễ hay thứ bảy, chủ nhật, lưu lượng khách đạt tới 5-6 vạn người/ ngày. Nhân dân địa phương rất phấn khởi tự hào vì nhũng ngày đó “khách đông hơn chủ”. Có lẽ đây cũng là nét đặc biệt so với các trung tâm du lịch khác.
Đến với Vũng Tàu hôm nay, du khách không thể bỏ qua cơ hội hiếm hoi để thăm viếng, chiêm ngưỡng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở kinh tế, dịch vụ…kỳ thú, hấp dẫn mang nét độc đáo khác thường. nó là cầu nối sự giao lưu văn hóa của các miền đất nước và quốc tế, của quá khứ, hiện tại tương lai….qua những di sản văn hóa cảnh vật sống động có một không hai của Vũng Tàu .