- CHƯƠNG TRÌNH TOUR
- Tour Vũng Tàu City Tour 1 Ngày
- Tour Bà Rịa – Núi Dinh – Phú Mỹ 1 ngày
- Tour Long Hải – Phước Hải 1 ngày
- Tour Côn Đảo – Một Thoáng Côn Đảo
- Tour Côn Đảo - Khám Phá Côn Đảo – 3N - 2Đ
- Tour Côn Đảo Huyền Thoại – 3N - 2Đ
- Tour Côn Đảo Tuần Trăng Mật 3N - 2Đ
- Tour Trải Nghiệm Côn Đảo 4 Ngày – 3 đêm
- Tour Trải Nghiệm và Khám Phá Côn Đảo - 6N - 5Đ
- Tour Vũng Tàu Lễ 30/4
- Tour Vũng Tàu Lễ 2/9
- Tour Vũng Tàu Tết 2014
- Tour Côn Đảo Lễ 30/4
- Tour Côn Đảo Lễ 2/9
- Tour Côn Đảo Tết 2014
- Thông Tin Du Lịch Vũng Tàu
- Tư Vấn Du Lịch Vũng Tàu
- Thông Tin Du Lịch Côn Đảo
- Tư Vấn Du Lịch Côn Đảo
- Liên Hệ Đặt Tour
VŨNG TÀU - ĐIỂM DU LỊCH KỲ THÚ
Vũng Tàu thành phố du lịch và nghỉ mát có bề dày lịch sử 100 năm (1895 – 1995) trước khi trở thành một thành phố du lịch và người Pháp xây dựng. Vũng Tàu được nhắc đến chủ yếu bằng cái tên rất dân dã là “Tam Thắng” (Ba làng Thắng)
Vũng Tàu là một bán đảo trải dài theo hướng Đông – Bắc – Tây Nam . diện tích khoảng 173km2, phần bán đảo rộng 83km2 còn lại là cù lao Long Sơn, rộng 90km2 như một tấm thảm xanh bồng bềnh phía Bắc bán đảo. Vũng Tàu là cửa ngỏ đường thủy nối liền miền đồng bằng trù phú Nam Bộ với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Những phát hiện khảo cổ học trước đây, đặc biệt sau khi khai quật di chỉ khảo cổ học Bưng Bạc lần thứ 2 do Bảo Tàng Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện cho thấy sự có mặt của con người cổ tại Bà Rịa – Vũng Tàu cách ngày nay từ 2.500 d0ến 2.700 năm. Những chủ nhân bản địa này sinh sống vào giai đoạn văn hóa phát triển khá cao. Họ biết tạo ra khuôn đúc đồng, dùng bàn xoay làm đồ gốm, dùng đá, đồng để làm đồ trang sức với kỹ nghệ thuần phục.
Từ đầu công nguyên đến thế kỷ VII, cư dân sống trên địa bàn tỉnh là những chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo phía đông đồng bằng Nam Bộ. các di chỉ khảo cổ được người Pháp phát hiện tại Bàu Thành, Long Đất và sau này Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phát hiện thấy ở Châu Pha, Suối Nghệ… Vào thế kỷ XVI – XVII, người Việt sinh sống rất rất đông ở vùng Biên Cảnh xứ Mô Xoài có nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau. Phần lớn trong số họ là những người có đất ở quê cũ hay những người lính của triều đình đi trấn ải biên thùy tụ tập lại sinh cơ lập nghiệp và không ít người bị tù đày, lao động khổ sai..v.v…quá trình khai phá, xây dựng xóm làng của xứ Mô Xoài xa xưa nào kém phần gay go khắc nghiệt. những sản phẩm văn hóa nghệ thuật còn được lưu truyền hay hóa thân trong các sản phẩm văn hóa hữu hình đã mách bảo cho hậu thế nhìn thấy bóng dáng tổ tông! Các đơn vị hành chính địa giới của xứ Mô Xoài được hình thành rất lớn. có tài liệu cho biết cuối thế kỷ XVIII, xứ Mô Xoài – Bà Rịa có gần 60 làng tập trung trong 7 tổng. dân số theo thời gian ngày càng tăng nhanh vì khí hậu, đất đai nơi này khá thuận lợi, hấp dẫn. theo tài liệu của Pháp thì năm 1901 dân số Vũng Tàu khoảng 5.690 người, trong đó có đến 1.282 người nước ngoài. Những năm đầu thế kỷ XX, theo Niên Giám thống kê Đông Dương, tại 22 khu vực trung tâm Nam Bộ thì người Trung và Bắc Kỳ di cư tới khoảng 23.000 người. riêng khu vực Vũng Tàu có đến 4.750 người từ Bắc – Trung kỳ di cư tới , chiềm 20 % của cả Nam Bộ, gần đây thì nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xác định Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng động lực kinh tế chiến lược quốc gia (thành phố Hồ Chí Minh Song Bé – Biên Hòa – Vũng Tàu ) thì lượng người di cư tới ngày một đông. Dân số của Bà Rịa – Vũng Tàu hiện nay khoảng 670.000 người, mật độ khoảng 332,7người/km2.
Nguồn gốc của văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu được hình thành cùng với quá trình phát triển dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng dân cư, lao động đấu tranh để sinh tồn và xây dựng quê hương xứ sở. nhưng nó cũng không thoát khỏi những phong tục tập quán, lối sống cổ truyền của quê cha đất tổ từ ba miền đất nước hội tụ về đây. Lối kiến trúc của đình chùa miếu mạo khá đa dạng, phong phú. Tuy bị chiến tranh tàn phá triền miên, chùa cổ ở đây còn không đáng kể, song một số ngôi đình , chùa như Long Phượng, Long Bàn, Thắng Tam, Nhà Lớn, Linh Sơn Cổ Tự, Phước Lâm Tự.
Chuyện kể rằng, trước đây vùng đất VũngTàu là điểm “làm ăn” của bọn hải tặc. chúng thường tổ chức những đợt cướp bóc lớn đối với các thương thuyền ra vào vùng Nam Bộ. Các thương nhân chịu đựng nhiều đau khổ, điêu đứng và vô cùng sợ hãi, trước tình hình đó vua Gia Long đã phái ba đoàn quân, mỗi đoàn do một ông Cai Đội phụ trách đến đóng quân ở một số điểm thuộc Vũng Tàu . Đoàn quân đã lập nên đồn Phước Thắng (vị trí của Bạch Dinh ngày nay) Phước Thắng là tiêu biểu cho hạnh phúc và chiến thắng. để biểu trưng cho ý chí, quyết tâm và sự vẻ vang của những người đi đầu chống nạn hải tặc, sau này chữ Thắng được dùng làm từ đâu cho các làng ở Vũng Tàu. Nạn hải tặc bị đẩy lùi năm 1822 vua Minh Mạng cho giải ngũ 3 đoàn quân ấy. họ tình nguyện ở lại Vũng Tàu khai hoang mở đất sinh sống, từ 3 đoàn quân này thành 03 ngôi làng: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam do các cai đội: Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền sáng lập. Ngày nay trong đình làng của 3 làng Thắng đều thờ những bậc tiền nhân những người cai đội đã sinh ra làng xã ở Vũng Tàu ..
Thời kỳ đầu những nhân dân làng “Thắng” chủ yếu sống bằng ghề làm ruộng, vườn và một số ít người làm nghề đánh cá tôm thô sơ riêng lẻ. Đất lành chim đậu, càng ngày vùng đất Vũng Tàu được các cư dân tìm đến càng đông. Ba làng “Thắng” trở nên những xóm thôn yên lành trù phú, vui tươi.
Ngày 9/2/1859 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Vũng Tàu. Đồn lũy Phước Thắng của nhà Nguyễn với những người lính nón lá, giáo dài cùng những trang bị, bố phòng thô sơ của triều đại Phong Kiến cuối cùng Việt Namkhông đủ sức chống chọi với 12 chiến hạm hiện đại của Pháp. Từ đó Vũng Tàu sống dưới chế độ thực dân. Vịnh Hàng Dừa (Bãi Trước) đã trở thành chứng nhân lịch sử, ghi lại những bước chân đầu tiên của thực dân Pháp chuyển quân đánh chiếm Nam Bộ.
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, từ năm 1862 thực dân Pháp đã biến Vũng Tàu thành nơi tập kết và và dự trữ hậu cần phục vụ cho đội viễn chinh ở Nam Kỳ.
Người Pháp đã sớm nhận ra ưu thế khí hậu, đất đai ở Vũng Tàu, nhất là phục vụ cho việc giải trí, nghỉ ngơi, dưỡng bệnh…vì nhiệt độ trung bình ở đây thường thấp hơn ở Nam Bộ từ 2-3oC. Đặc biệt, sự bốc hơi ngoài da bởi sự thoáng đãng không khí gây cảm giác rất dể chịu cho con người. Lúc bấy giờ hai bác sỹ Pháp là Ravoux và Blanc rất chú ý đến việc xây dựng Vũng Tàu thành nơi nghỉ cuối tuần cho quân đội Pháp. Như vậy, Vũng Tàu ngoài vị trí quan trọng về quân sự, người Pháp bắt đầu xây dựng nhiều nhà nghỉ, an dưỡng đường và khách sạn.
Ngày 1-5-1895, chính quyền thuộc địa ban hành nghị định chính thức thành lập thành phố Vũng Tàu dưới quyền cai trị hành chính của quan Emest Outrey. Từ đây, Vũng Tàu trở thành một thành phố độc lập, có tư cách pháp lý và ngân sách cần thiết để xây dựng và phát triển thành một hải cảng quân sự và thành phố du lịch, nghỉ mát.
Từ năm 1954 đến 1975, dưới chế độ thực dân mới của Mỹ, thành phố Vũng Tàu tiếp tục được củng cố và phát triển ngày càng đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch, nghỉ mát. Nhiều biệt thự sang trọng phục vụ cho các cố vấn Mỹ và các quan chức chế độ Việt Nam Cộng Hòa được xây dựng. Phương tiện, tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho việc ăn chơi giải trí, du lịch ngày càng hiện đại, bộ mặt của thành phố Vũng Tàu càng trở nên hoa lệ.
Kể từ khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất ( 1975). Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sớm nhận ra vị trí chiến lược về kinh tế_du lịch của Vũng Tàu có tính đặt thù nên đặt Vũng Tàu vào vị trí “đặc khu” do Trung Ương trực tiếp quản lý “ Đặc khu Vũng Tàu _Côn Đảo” ( từ 8-10-1991 trở về trước). Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế cho Vũng Tàu , khơi dậy mọi tiềm năng, ưu thế, nhất là dầu khi_du lịch_dịch vụ. Nhiều công ty tầm vóc quốc gia và quốc tế ra đời. Sự ra đời của các công ty này, cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh tế, du lịch, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách du lịch và làm ăn. Hệ thống khách sạn. nhà nghỉ, nhà hàng phát triển mạnh. Đến nay đã có 150 khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự với 4000 phòng, gần một nữa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong nhân dân có trên 1000 phòng trọ, nhà nghỉ cho khách du lịch. Cùng với việc nâng cao và mở rộng dịch vụ, du lịch là việc phát triển hệ thống hướng dẫn du khách. Họ được đào tạo chính qui và tận tâm với những nhu cầu của du khách. Bờ biển được cải tạo, xây dựng, sửa sang sạch đẹp hơn. Các khu vui chơi giải trí được đầu tư theo hướng hiện đại tăng mạnh.
Với ưu thế của mình, hằng năm Vũng Tàu đón nhận hàng triệu lượt khách du lịch. Vào những ngày lễ hay thứ bảy, chủ nhật, lưu lượng khách đạt tới 5-6 vạn người/ ngày. Nhân dân địa phương rất phấn khởi tự hào vì nhũng ngày đó “khách đông hơn chủ”. Có lẽ đây cũng là nét đặc biệt so với các trung tâm du lịch khác.
Đến với Vũng Tàu hôm nay, du khách không thể bỏ qua cơ hội hiếm hoi để thăm viếng, chiêm ngưỡng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở kinh tế, dịch vụ…kỳ thú, hấp dẫn mang nét độc đáo khác thường. nó là cầu nối sự giao lưu văn hóa của các miền đất nước và quốc tế, của quá khứ, hiện tại tương lai….qua những di sản văn hóa cảnh vật sống động có một không hai của Vũng Tàu .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)